Sau khi vận động mạnh, thể thao hoặc thậm chí chỉ là ngồi lâu, chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức, khó cử động, gây nên tình trạng căng cơ. Vậy, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giảm bớt cảm giác không thoải mái này? Hãy cùng Phòng tập Unity Fitness tìm hiểu!
Bạn đang đọc: Căng cơ: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp hạn chế căng cơ
Contents
1. Căng cơ là gì?
Toggle
Căng cơ (muscle strain) là hiện tượng các sợi cơ bị kéo căng hoặc gãy nhẹ do hoạt động mạnh mẽ, đột ngột. Tương tự như việc kéo căng quá mức một sợi dây cao su, việc làm tổn thương các sợi cơ này có thể gây đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khu vực bị ảnh hưởng.
Căng cơ nói chung hay căng cơ bắp chân nói riêng không chỉ là vấn đề của các vận động viên. Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong công việc.
Mức độ nghiêm trọng của cơ bắp căng có thể khác nhau. Ở mức độ nhẹ, chỉ một vài sợi cơ bị tổn thương, gây ra cảm giác đau nhẹ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, cơ bắp căng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, với nhiều sợi cơ bị gãy, gây ra đau đớn, sưng tấy và thậm chí làm mất hoàn toàn khả năng vận động.
Do đó, việc hiểu biết về cách xử lý chấn thương để giảm thiểu thời gian phục hồi là rất quan trọng.
2. Dấu hiệu của việc căng cơ?
Nếu bạn nghi ngờ mình bị cơ bắp căng, hãy chú ý đến những dấu hiệu sau:
- Đau nhức: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất mà người bị căng cơ dễ gặp phải. Cảm giác đau thường xuất hiện đột ngột, tăng lên khi bạn cử động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Hạn chế về khả năng cử động: Khu vực cơ bắp bị căng sẽ khó di chuyển linh hoạt như thường lệ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gặp khó khăn thậm chí với những cử động đơn giản hằng ngày như vận động nhẹ, đi lại, chơi đùa,…
- Cảm giác cứng cơ: Khu vực cơ bắp bị căng thường cảm thấy cứng và khó nắn nở hơn so với bình thường.
- Bầm tím: Nếu các mạch máu nhỏ bị tổn thương trong quá trình cơ bắp căng, có thể gây ra các vết bầm tím.
3. Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân
Cơ bắp căng có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng có một số yếu tố trực tiếp có thể tăng nguy cơ, bao gồm:
Hoạt động quá mức
Việc không khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc làm việc mạnh, tần suất hoạt động Tập fitness cường độ cao sẽ khiến các cơ ở trong tình trạng quá tải dẫn đến cơ bắp căng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng căng cơ bắp chân.
Thậm chí sau khi tập luyện, nhiều người còn chủ quan mà không thực hiện các bài tập giãn cơ để các khối cơ trong cơ thể được phục hồi hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Top 21 các bài tập ngực cho nam hiệu quả
Căng thẳng
Căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng căng cơ, đặc biệt là căng cơ bắp chân. Khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu kéo dài, hệ thần kinh của chúng ta bị ảnh hưởng tiêu cực.
Điều này có thể gây ra các rối loạn trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh từ não bộ đến cơ bắp. Thường thì, hệ thống thần kinh sẽ phản ứng với căng thẳng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến cơ bắp và dẫn đến tình trạng căng cơ.
Ngồi sai tư thế
Ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là với tư thế không đúng, có thể làm cơ bắp căng cứng và dẫn đến cơ bắp căng. Điều này đặc biệt phổ biến với đối tượng nhân viên văn phòng phải ngồi 8 tiếng mỗi ngày.
Khiến một khối cơ vận động lặp đi lặp lại
Tình trạng căng cơ thường xuyên phổ biến ở các vận động viên chạy bộ, đu xà, thể dục dung cụ bởi các chuyển động lặp đi lặp lại của một phần cơ sẽ tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh của cơ thể. Chính vì thế mà khi cơ bắp thiếu linh hoạt sẽ khó thích nghi với những cử động đột ngột, dễ tổn thương hơn.
Mất nước
Theo tìm hiểu của Unity Fitness, cơ thể của chúng ta có tới 70% là nước. Đây là thành phần quan trọng giúp quá trình trao đổi chất ở tế bào đặc biệt là tại các mô cơ, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ bắp. Khi cơ thể mất nước, cơ bắp dễ mệt mỏi và dễ tổn thương hơn.
Tuổi tác
Theo thời gian, khả năng linh hoạt của cơ bắp giảm dần, khiến người lớn tuổi dễ bị cơ bắp căng hơn. Các cuộc điều tra cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất ở nam giới từ 30 – 50 tuổi.
4. Giải pháp để hạn chế tình trạng căng cơ
Duy trì một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng bị rách hay giãn cơ quá mức:
Giảm thời gian ngồi
Hạn chế thời gian ngồi quá lâu và tuân thủ một lối sống lành mạnh, bao gồm việc đứng dậy và vận động thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được những tác hại của tình trạng căng cơ.
Khởi động trước khi tập luyện
Trước khi bắt đầu tập thể dục hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào, hãy khởi động cơ thể của bạn. Việc này giúp tăng lưu lượng máu và cung cấp lượng oxy đến các tế bào, ngăn chặn sự hình thành và tích tụ các chất thải, từ đó giảm nguy cơ đau cơ.
Uống đủ nước
Hãy duy trì sự hydrat hóa bằng cách uống đủ nước trong quá trình tập luyện. Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bôi trơn các khớp, đồng thời hỗ trợ trong việc vận chuyển dưỡng chất đến các cơ bắp, từ đó giảm nguy cơ đau cơ trong quá trình cơ thể vận động.
Bên cạnh nước lọc, chúng ta còn có thể bổ sung thêm các loại nước có chứa ion, khoáng chất để tăng cường khả năng trao đổi chất, bổ sung thêm các chất tốt cho hệ miễn dịch.
>> Xem thêm: Cách giảm cân an toàn tại nhà mà không cần dùng thuốc
Kết luận
Bằng cách thực hiện những biện pháp này, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ căng cơ và duy trì sức khỏe cơ bắp tốt hơn trong quá trình tập luyện và hoạt động hàng ngày. Mong là bài viết của Unity Fitness đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình cải thiện vóc dáng và sức khỏe rồi nhé