Việc trang bị kỹ năng bơi lội là vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng đuối nước. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, trước tiên cần phải có kiến thức để môn thể thao này.
Bạn đang đọc: Bơi sải là gì? Hướng dẫn cách bơi sải đúng kỹ thuật
Hãy cùng Phòng tập Unity Fitness tìm hiểu kỹ thuật bơi sải là gì? Cách bơi sải đúng kỹ thuật và cách bơi sải không mệt.
Contents
1. Bơi sải là gì?
Bơi sải (bơi trườn sấp) có tên tiếng Anh là Front crawl, là một trong bốn kiểu bơi thể thao được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tập luyện, thi đấu, rèn luyện sức khỏe…
Đây là kỹ thuật dùng chuyển động của tay làm lực đẩy chính, thân hình được giữ thẳng nổi cân bằng trên mặt nước.
Ở động tác bơi sải, chân duỗi thẳng, vẫy so le nhau với biên độ góc gập nhỏ. Khi bơi, trườn sấp, đập chân nhẹ nhàng, toàn bộ cơ thể thẳng hàng, gần như ngang với mặt nước.
2. Bơi sải có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Sau khi đã nắm được khái niệm bơi sải là gì? Tiếp sau đây, hãy cùng đi tìm hiểu những lợi ích của bộ môn này đối với sức khỏe.
Khi bơi sải, toàn bộ cơ thể được vận động giúp nâng cao sức khỏe, sức bền và thể trạng. Dưới đây là một số tác dụng chính của bơi sải đối với sức khỏe gồm:
- Tăng cường thể lực tim mạch: Bơi sải giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó có thể làm tăng nhịp tim và lưu lượng máu, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực và đột quỵ.
- Tăng cường sức mạnh và sức bền: Bơi sải giúp phát triển sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là các nhóm cơ như vai, lưng, chân và cơ ngực săn chắc. Nó cũng giúp cải thiện sức bền cơ bắp và sức chịu đựng.
- Đốt cháy calo, giảm cân, cơ thể săn chắc: Bơi sải là hoạt động tuyệt vời để đốt cháy calo và giảm cân. Nó tăng cường tiêu hao năng lượng của cơ thể và giúp giảm mỡ trong cơ thể.
- Cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động: Bơi sải là hoạt động mà cơ thể phải hoạt động dưới nước, giúp cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các khớp.
- Giảm căng thẳng và lo lắng: Bơi sải là hoạt động thể chất nhẹ nhàng, thư giãn, có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Bơi sải có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
- Cứu hộ đuối nước: lúc này cần bơi tốc độ nhanh để kịp thời tiếp cận và đưa nạn nhân vào bờ.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật bơi bướm chuẩn từ A đến Z
3. Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải đúng cách
Cách bơi sải đúng kỹ thuật chính là người tập biết phối hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác tay, đạp chân với nhịp thở của mình.
Bạn cần liên tục thực hiện đúng các kỹ thuật bơi sải gồm 2 chân đạp nước, 2 tay quạt nước và vươn người lướt nhanh về phía trước để bơi sải không mệt.
Để có thể thực hiện đúng kỹ thuật bơi sải, người tập cần nắm được các giai đoạn bơi sau:
Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn
- Người tập nằm hoặc ngồi ở trên bờ, nếu ngồi thì người hơi ngả về phía sau và hai tay chống phía sau, hai chân được duỗi thẳng ra
- Nâng từng chân lên và hạ xuống, thực hiện liên tục cho đến khi thành thạo. Trong khi thực hiện, người tập nhớ luôn giữ cho đầu gối thẳng và không cong.
Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước
- Nằm sấp trên mặt nước và vươn tay nắm lấy thành hồ bơi đồng thời duỗi thẳng chân.
- Tiếp tục thực hiện đập chân trườn sấp liên tục như bài tập trên cạn cho đến khi thành thạo và quen với môi trường dưới nước. Hãy đảm bảo đầu gối của bạn luôn thẳng trong khi thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và linh hoạt.
- Tiếp theo, bạn sử dụng phao tim và thực hiện động tác đập chân trườn sấp, di chuyển theo chiều ngang trong hồ bơi. Trong quá trình này, hãy cố gắng giữ mực nước ở ngang bụng hoặc ngang ngực. Đồng thời, giữ cho gối thẳng và không bị cong.
- Duỗi thẳng 2 tay về phía trước và lướt trên mặt nước khoảng 1m, sau đó tiếp tục đạp chân ngang trên mặt nước.
- Lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi bạn thành thạo và có thể bơi về phía trước nhanh chóng.
Giai đoạn 3: Tập sải tay trên cạn
Bài tập tay trái:
- Người tập đứng chân phải lên trước, đặt tay phải lên đầu gối phải, hơi cúi người về phía trước. Tay trái đang ở phía trước, sẽ quạt nước qua từng chu kỳ bắt đầu bằng tỳ nước, kéo nước và đẩy nước dọc theo thân người từ mặt nước xuống đùi trái thì kết thúc động tác quạt tay trái.
- Khi quạt nước, các ngón tay phải luôn khép lại nhưng không gồng và hơi khum lại như một cái thìa.
- Nắm vững các kỹ năng: tỳ nước, kéo nước, đẩy nước.
- Đổi tay sau khi hết một chu kỳ
Bài tập tay phải:
- Đứng chân trái lên trước và chân phải về phía sau.
- Đặt tay trái lên đùi trái và hơi cong về phía trước.
- Sau đó, duỗi thẳng tay phải về phía trước và bắt đầu quạt nước trườn sấp bằng tay phải, động tác tương tự như với tay trái: tỳ nước, kéo nước, đẩy nước.
Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở trên cạn
- Khi đứng hơi nghiêng người về phía trước và hai tay quạt nước liên tục, luân phiên sang hai bên.
- Nhấc chân về phía sau giống như đang đập chân trườn sấp. Khi bạn nghiêng người về một bên, hãy nhấc chân của bên đó ra phía sau.
- Đồng thời, nâng khuỷu tay lên thoải mái để chuẩn bị động tác vào nước. Khi nghiêng đầu lấy hơi, bạn cần xác định bên thuận để mỗi khi nghiêng đầu về bên đó, bạn há miệng và hít vào bằng miệng, mặt úp xuống thì thở ra chậm rãi.
Giai đoạn 5: Phối hợp tập tay trườn sấp, chân và thở dưới nước
- Đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ngang ngực. Nghiêng người về phía trước một chút và luân phiên quạt nước bằng hai tay như đang bơi trườn sấp.
- Ở giai đoạn này, bạn cũng thực hiện các động tác như trên cạn đồng thời điều phối hơi thở một cách nhịp nhàng. Trong quá trình quạt nước, bạn cảm thấy có sức nặng và muốn tiến về phía trước càng xa càng tốt. Khi bạn úp mặt xuống, hãy thở từ từ bằng mũi; Khi bạn nghiêng đầu về phía thuận, hãy mở miệng và lấy không khí bằng miệng.
- Lưu ý khi mới học bơi sải bạn chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang của bể để tránh bị đuối sức. Hãy tập bơi bơi nhiều lần cho đến khi bơi nhanh và dứt khoát, động tác uyển chuyển và thành thạo.
Xem thêm: Gợi ý Top 7 môn thể thao nhẹ nhàng cho người lười
4. Những lỗi thường gặp khi mới bắt đầu bơi sải là gì?
Khi mới bắt đầu làm quen với bơi sải là gì, chắc chắn người tập sẽ mắc một số lỗi phổ biến sau đây:
- Lấy hơi bằng mũi dẫn tới bị sặc nước, bạn cần lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi.
- Khi nghiêng đầu lấy hơi bị ngẩng đầu lên khỏi mặt nước làm sặc nước vào mũi, nước vào tai và người bị chìm.
- Chân không duỗi thẳng nên không tạo ra lực đẩy, chân bị chìm, người không tiến
- Hít thở không đều với động tác tay chân dẫn đến thiếu oxy, nhanh mệt, không đủ hơi sau vài nhịp quạt tay
- Vội vàng làm động tác tay và chân không đều hoặc quá nhanh dẫn tới không phối hợp được tay, chân, thở.
- Không kết thúc động tác quạt tay ở đùi
- Mắt không nhìn vuông góc đáy hồ khiến cơ thể không còn là đường thẳng song song mặt nước, người bị chìm, mỏi cổ
- Các ngón tay bị khép quá chặt và cổ tay bị co lại khi tỳ nước khiến người bị cứng dễ chìm, tỳ nước không hiệu quả.
- Bơi sải là một kỹ thuật phức tạp và mất thời gian để phát triển. Nên nếu thiếu kiên nhẫn và tự tin sẽ làm giảm động lực học
- Không chú ý đến kỹ thuật và không tuân thủ các hướng dẫn của việc học bơi
5. Cách bơi sải không mệt
- Thực hiện các động tác chậm rãi, đảm bảo đúng kỹ thuật
- Cảm nhận cảm giác nước, lắng nghe cơ thể và tự điều chỉnh lịch tập luyện cường độ thấp đến cao
- Tăng cường thể lực bằng tập gym, các bài tập cardio, chạy bộ, bơi ếch đường dài hay các bài tập thể lực.
Kết luận
Vậy là Unity Fitness đã chia sẻ với bạn thông tin chi tiết về bơi sải là gì, kỹ thuật bơi sải đúng cách và cách bơi sải không mệt.
Bơi sải không phải kiểu bơi quá khó tuy nhiên, đối với người chưa biết bơi thì chúng tôi tin rằng bạn hãy bắt đầu với kiểu bơi ếch nhẹ nhàng để tạo nền tảng thể lực rồi tiến tới học bơi sải sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Chúc bạn có những giây phút tận hưởng sự sảng khoái của bộ môn bơi lội cũng như rèn luyện sức khỏe toàn diện, vóc dáng săn chắc.