Mỡ máu là một trong những yếu tố gây ra các bệnh tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bạn đang đọc: Bật mí 9 thói quen vàng giúp giảm mỡ máu
Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng bởi chỉ cần nắm vững các thói quen dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát và ổn định mỡ máu bên trong cơ thể. Cùng Unity Fitness tìm hiểu nhé!
1. Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu) là tình trạng khi mức độ các loại chất béo trong máu (lipid) như cholesterol và triglyceride cao hơn mức bình thường.
Mỡ máu được phân thành hai loại chính: nguyên phát và thứ phát. Mỡ máu nguyên phát là do yếu tố di truyền, khiến cơ thể sản xuất quá nhiều cholesterol và triglyceride.
Trong khi đó, mỡ máu thứ phát xảy ra do các yếu tố như tiểu đường, béo phì và các vấn đề liên quan đến sự chuyển hóa trong cơ thể.
Hai dạng này đều có thể dẫn đến các bệnh tim mạch nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, do mức độ cholesterol xấu và triglyceride cao trực tiếp gây ra.
>> Xem thêm: Những triệu chứng mỡ máu cao có thể bạn chưa biết
2. Cách điều chỉnh mỡ máu mà không cần dùng thuốc
Việc điều trị và kiểm soát mỡ máu cao thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn, lành mạnh dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mỡ máu là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp sẽ góp phần cải thiện tình trạng này.
Trong thực đơn ăn uống của gia đình, cần ưu tiên các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và đa có lợi như dầu cá, quả bơ, các loại hạt và đậu nành để ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol xấu.
Tăng cường chất xơ
Rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên cám là nguồn thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chất xơ giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chúng bám vào thành mạch máu.
Chế độ ăn nhiều chất xơ và các loại hoa quả tươi ngon sẽ giúp cải thiện đường ruột, hỗ trợ quá trình điều chỉnh mỡ máu hiệu quả.
Hạn chế sử dụng đường
Mỡ máu cao kiêng ăn gì? Đáp án chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ đó nha!
Đường tưởng chừng vô hại nhưng lại là kẻ thù ngấm ngầm làm tăng một loại mỡ máu có tên là triglyceride.
Hãy giảm thiểu lượng đường trong đồ uống, bánh kẹo và nước sốt có sẵn ngoài thị trường. Thay vào đó nên sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong hay đường ăn kiêng với lượng vừa phải.
Vận động thường xuyên
Các nghiên cứu đã chứng minh vận động thể dục thể thao như đi bộ, chạy, bơi lội, hoặc đạp xe giúp lưu thông máu huyết và đốt cháy mỡ thừa.
Không nhất thiết phải đến phòng Gym, bạn có thể biến mọi hoạt động hằng ngày thành cơ hội vận động. Đơn giản như hãy chọn leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy, dọn dẹp nhà cửa hoặc tập thể dục tại chỗ.
Ngay cả những hoạt động nhẹ nhàng như tập yoga hay dưỡng sinh cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị mỡ máu. Điều quan trọng là tìm ra các bài tập mà bạn yêu thích và kiên trì thực hiện để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể.
Giữ cân nặng ổn định
Một cân nặng ổn định với thể trạng của cơ thể sẽ “nâng đỡ” hệ mạch và giảm áp lực cho mạch máu.
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân là điều cần thiết để cải thiện tình trạng mỡ máu. Hiểu đơn giản thì béo phì giống như “gánh nặng” đè lên hệ thống tim mạch, khiến máu khó lưu thông và dễ hình thành các mảng bám.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ đầy đủ không chỉ giúp cơ thể “tái khởi động” mà còn cải thiện chức năng tim mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường từ đó giúp điều chỉnh mỡ máu hiệu quả.
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone gây tăng mỡ máu tên là cortisol. Nếu mức cortisol trong cơ thể cao sẽ làm tăng sự tích tụ của mỡ trong máu và thúc đẩy quá trình viêm, góp phần vào việc tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Để giảm hormone cortisol và duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh, bạn cần đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để có chất lượng giấc ngủ cao nhất.
Tinh thần thoải mái
Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tăng cholesterol xấu và triglyceride trong máu. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone tăng nhịp tim và huyết áp, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
Để giảm căng thẳng, hãy tập thói quen thư giãn tinh thần như thiền định, yoga, nghe nhạc, đọc sách hoặc dành thời gian cho các hoạt động yêu thích.
Nếu như thiền định giúp làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng thì bài tập Yoga không chỉ tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn làm giảm mức độ cortisol.
Từ bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, trong đó bao gồm mỡ máu cao.
Hóa chất trong thuốc lá làm tổn thương mạch máu, cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Chưa dừng lại ở đó, Nicotine trong thuốc lá gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim.
Có thể thấy, việc bỏ thuốc không chỉ cải thiện sức khỏe của bạn mà còn mang lại lợi ích cho những người xung quanh do giảm tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
Hạn chế đồ uống có cồn
Theo tìm hiểu của Unity Fitness, uống nhiều rượu bia có thể làm tăng triglyceride và cholesterol xấu, gây hại cho tim mạch. Rượu làm tăng lượng đường trong máu và mức độ triglyceride, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây tích tụ mỡ máu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Theo khuyến nghị, nam giới không nên uống quá hai ly rượu mỗi ngày, trong khi nữ giới nên hạn chế ở mức một ly mỗi ngày.
Ngoài ra, việc duy trì mức tiêu thụ rượu bia vừa phải còn giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh gan, tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Kết luận
Giảm mỡ máu là một quá trình liên quan đến nhiều yếu tố, từ chế độ ăn uống, vận động, ngủ đủ giấc, quản lý căng thẳng, bỏ thuốc lá cho đến kiểm soát lượng rượu bia. Bằng cách áp dụng những nguyên tắc này, bạn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì một lối sống lành mạnh.
Bạn có thể đến với phòng tập Unity Fitness trải nghiệm 14 ngày miễn phí tất cả bộ môn từ gym, yoga, lớp học nhóm Group-X và sẽ được các PT tại Unity Fitness hướng dẫn tận tình cách sử dụng từng loại thiết bị và các bài tập phù hợp với mong muốn của bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán kịp thời!