Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Rate this post

Bạn có biết rằng một số thói quen ăn uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh Gout trong cơ thể hay không? Ở bài viết này, hãy cùng Unity Fitness khám phá xem bệnh Gout kiêng gì để có những điều chỉnh phù hợp trong thực đơn gia đình nhé!”

Bạn đang đọc: Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Bệnh Gout kiêng gì để kiểm soát bệnh?

Bệnh Gout là gì? Gout là cơn đau nhói buốt bất chợt kéo đến vào giữa đêm, khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu và không thể ngủ được. Nếu đã từng trải qua cảm giác này, hẳn bạn hiểu được sự khó chịu và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hằng ngày.

Sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh Gout, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát bệnh Gout, giúp bạn tránh xa những cơn đau tái phát.

Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Bệnh Gout kiêng gì để hạn chế cơ đau nhức, góp phần kiểm soát bệnh là thắc mắc của rất nhiều người

Bệnh Gout tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý là chìa khóa quan trọng để kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp người bệnh Gout sống khỏe mạnh hơn. Vậy, cụ thể bệnh Gout kiêng gì để đạt được điều này? Hãy cùng khám phá danh sách 9 “kẻ thù” của khớp mà bạn nên hạn chế nạp vào cơ thể nhé!

Thịt đỏ và nội tạng động vật

Đầu tiên trong danh sách bệnh Gout kiêng gì nhất định phải kể đến thịt đỏ. Các loại thịt bò, dê, cừu và nội tạng động vật (gan, tim, cật…) chứa hàm lượng purin cao.

Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Đầu tiên trong danh sách bệnh Gout kiêng gì nhất định phải kể đến thịt đỏ

Theo tìm hiểu của Unity Fitness, Purin là một chất tự nhiên có trong cơ thể, khi được phân hủy sẽ tạo ra axit uric. Lượng axit uric máu tăng cao chính là thủ phạm gây ra các cơn viêm khớp gout.

Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt cá chứa ít purin hơn như cá hồi, cá ngừ, ức gà. Hoặc nếu thèm thuồng, bạn chỉ nên ăn với một lượng nhỏ và không nên ăn thường xuyên.

>> Xem thêm: Bệnh gout có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm

Hải sản

Nhiều người lầm tưởng hải sản là thực phẩm tốt cho bệnh nhân Gout. Tuy nhiên, sự thật không hoàn toàn như vậy.

Một số loại hải sản như sò, tôm, hàu lại chứa hàm lượng purin cao. Cá dù được coi là thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý đến các loại cá như cá trích, cá cơm bởi chúng cũng góp phần làm tăng axit uric máu.

Thực phẩm chứa nhiều đường Fructose

Fructose là một loại đường đơn có nhiều trong hoa quả, nước ngọt và các sản phẩm có đường khác, có thể làm tăng sản xuất axit uric và ức chế quá trình đào thải axit uric của thận.

Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh Gout, hãy hạn chế tối đa các loại đồ uống có đường, bánh kẹo ngọt và cả một số loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như mít, nhãn, vải. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại trái cây ít ngọt như dưa hấu, dưa lê, dâu tây để giải khát và cung cấp vitamin cho cơ thể.

Rượu bia và đồ uống có gas

Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Liệt kê ra bệnh Gout kiêng gì để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh

Nếu người thân trong gia đình bạn đang phải chiến đấu với các cơn đau của Gout, hãy chỉ ra bệnh Gout kiêng gì để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Rượu bia, đặc biệt là bia chính là “kẻ thù” của những người bị bệnh Gout. Rượu bia không chỉ làm tăng sản xuất axit uric mà còn ức chế khả năng đào thải axit uric của thận. Bên cạnh đó, các loại đồ uống có gas cũng có tác hại tương tự.

Nếu cảm thấy quá nhàm chán với nước lọc, hãy thử các loại đồ uống không cồn như trà xanh, nước trái cây ít đường, nước ép hoa quả vừa giàu dinh dưỡng lại hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ hộp thường chứa nhiều muối, chất phụ gia và chất bảo quản. Đây là những thành phần không những không có lợi cho sức khỏe nói chung mà còn có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh Gout.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm chế biến sẵn còn chứa thêm hàm lượng purin cao gây hại cho sức khỏe. Cho nên hãy ưu tiên chế biến các món ăn tại nhà từ nguyên liệu tươi sống để kiểm soát được lượng muối, đường và các thành phần khác bạn nhé!

Thực phẩm chiên rán

Bệnh Gout kiêng gì? Đáp án chắc chắn là thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, calo và cholesterol.

Trong khi nhiều người thích thưởng thức món ngon, người mắc bệnh Gout cần đặc biệt chú ý các thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và khiến các cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Khi mắc bệnh, cần hạn chế tối đa các món chiên rán và ưu tiên các phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, luộc, nướng hoặc sử dụng nồi chiên không dầu để giảm lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể.

>> Xem thêm: Những triệu chứng bệnh Gút không được xem thường!

Măng tây

Mặc dù măng tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hàm lượng purin cao trong măng tây có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu

Bệnh Gout kiêng gì? Top 9 loại thực phẩm “đại kỵ”

Măng tây có hàm lượng purin cao có thể làm tăng nồng độ axit uric

Măng tây là một loại thực phẩm giàu purin, vì vậy người bị bệnh Gout nên tránh hoàn toàn để hạn chế các triệu chứng bệnh Gout ở chân.

Mặc dù măng tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hàm lượng purin cao trong măng tây có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến các cơn Gout cấp.

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh… là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại đậu cũng chứa hàm lượng purin nhất định nên người bị Gout cần hạn chế tiêu thụ các loại đậu này, đặc biệt là trong giai đoạn cấp của bệnh.

Bạn có thể thay thế các loại đậu bằng các nguồn protein khác như thịt trắng (ức gà, cá hồi), trứng, sữa… để vừa đáp ứng đủ dinh dưỡng trong cơ thể, vừa không sợ bị đói.

Nấm

Cuối cùng trong danh sách bệnh Gout kiêng gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn chính là nấm. Mặc dù nó là thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên một số loại nấm như nấm men, nấm linh chi lại có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Lời kết

Nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân Gout không biết rõ những thực phẩm cần tránh. Vậy nên việc tìm hiểu kỹ bệnh Gout kiêng gì sẽ là hành trang hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Hãy ghi nhớ danh sách 9 thực phẩm cần tránh khi bị Gout được chia sẻ trong bài viết này của Phòng tập thể hình Unity Fitness và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn để bảo vệ sức khỏe khớp và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từ hôm nay nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến bệnh viện hay liên hệ với bác sĩ, chuyên viên y tế để nhận được tư vấn và chẩn đoán kịp thời!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *