Axit uric tăng cao luôn là nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là những ai có nguy cơ mắc bệnh gout (gút). Bên cạnh việc điều trị y tế, sử dụng các loại nước lá thiên nhiên cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ hiệu quả để hạ axit uric.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Uống nước lá gì để giảm axit uric hiệu quả nhất?
Vậy, uống nước lá gì để giảm axit uric và liệu đây có phải phương pháp hiệu quả? Hãy cùng Gym Unity Fitness tìm hiểu ngay sau đây.
Contents
1. Lý do người bệnh cần giảm axit uric?
Trước khi trả lời câu hỏi uống nước là gì để giảm axit uric, hãy cùng Unity Fitness tìm hiểu lý do tại sao cần giảm lượng axit uric trong cơ thể.
Theo các chuyên gia sức khỏe, Axit uric được hình thành trong quá trình phân hủy purin – một chất có sẵn trong cơ thể và cả từ thực phẩm. Thận sẽ có chức năng loại bỏ axit uric ra khỏi máu qua đường nước tiểu.
Tuy nhiên, khi lượng purin nạp vào quá nhiều hoặc thận hoạt động kém, axit uric sẽ tích tụ lại, tạo thành tinh thể muối urat.
Những tinh thể muối urat này chính là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Chúng lắng đọng ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái, gây ra các cơn đau nhức dữ dội, sưng tấy, nóng đỏ – khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Mức acid uric máu bình thường ở nam giới là dưới 7.0 mg/dL và ở nữ giới là dưới 6.0 mg/dL.
Nếu nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng này, bạn đã có nguy cơ cao bị tăng axit uric máu.
Mặc dù tăng axit uric máu không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng rõ ràng, nhưng về lâu dài, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Vấn đề đáng nói là nhiều người thường chủ quan, không đi kiểm tra định kỳ, đến khi xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng.
Vậy nên, kiểm soát axit uric là điều cần thiết để phòng ngừa, cải thiện và biết được nên uống nước lá gì để giảm axit uric.
2. Những triệu chứng cảnh báo tăng axit uric
Như đã đề cập, giai đoạn đầu của tăng axit uric máu thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi nồng độ acid uric tăng cao kéo dài, các tinh thể urat có thể lắng đọng tại các khớp, gây ra các triệu chứng của bệnh gout cấp.
Đau khớp đột ngột, dữ dội
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh gout, thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm, tập trung ở một hoặc vài khớp, đặc biệt là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối…
Cơn đau có thể kèm theo sưng nóng, đỏ và cứng khớp.
Sốt nhẹ
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốt nhẹ kèm theo các cơn đau khớp.
Cũng chính vì thế mà nhiều người bệnh luôn thắc mắc uống nước lá gì để giảm axit uric trong máu hiệu quả.
Hạt tophi
Khi tình trạng tăng axit uric kéo dài và không được kiểm soát, các tinh thể urat có thể tích tụ dưới da, tạo thành các hạt tophi cứng, không đau nhưng gây mất thẩm mỹ.
Mặc dù không gây đau đớn nhưng tophi lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể gây khó chịu khi cử động.
Sỏi thận
Nồng độ acid uric cao cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, gây ra các cơn đau quặn thận dữ dội. Khiến bạn cảm thấy đau buốt lan từ vùng lưng xuống hông, bẹn và cơ quan sinh dục.
Đi tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí có máu trong nước tiểu cũng là những biểu hiện thường gặp của sỏi thận.
3. Uống nước lá gì để giảm axit uric?
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các loại nước lá thiên nhiên có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát axit uric. Vậy, nên uống nước lá gì để giảm axit uric?
Nước Atiso
Atiso từ lâu đã được biết đến với tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ chức năng gan và thận.
Nước atiso giúp tăng cường đào thải axit uric ra ngoài qua nước tiểu, từ đó giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.
Cách dùng
- Rửa sạch atiso, thái lát mỏng hoặc phơi khô sắc lấy nước uống.
- Uống 1-2 ly nước atiso mỗi ngày.
Lưu ý những người đang bị tiêu chảy hoặc sỏi thận không nên sử dụng nước atiso.
Đọc thêm: Uống rau má mỗi ngày có tốt không? Có giảm cân không?
Nước lá xương bồ
Uống nước lá gì để giảm axit uric? Đó chính là nước lá xương bồ bởi lá xương bồ có tính kháng viêm, giảm đau, thường hay được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Nước lá xương bồ có thể giúp giảm đau nhức khớp do bệnh gút, hỗ trợ tiêu viêm và giảm sưng tấy.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng nước lá xương bồ vì có thể gây ra ngộ độc, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Nước rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát, lợi tiểu, giúp thanh nhiệt và hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài.
Vậy nên, nếu bạn đang thắc mắc uống nước lá gì để giảm axit uric trong máu thì nước rau diếp cá là lựa chọn hoàn hảo.
Bởi, nó có thể giúp tăng cường đào thải axit uric qua đường nước tiểu, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh gút.
Cách dùng
- Rửa sạch rau diếp cá, rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nát, lọc lấy nước uống.
- Có thể thêm đường phèn hoặc mật ong để dễ uống hơn.
Uống 1-2 ly nước rau diếp cá mỗi ngày.
Lưu ý, người bị huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu cần thận trọng khi sử dụng nước rau diếp cá.
Tham khảo thêm: Lá ổi có tác dụng gì? Uống nước lá ổi có tốt không?
Nước lá mâm xôi
Nước lá mâm xôi chính là câu trả lời tiếp theo của câu hỏi uống nước lá gì để giảm axit uric? Lá mâm xôi có tác dụng giảm đau, chống viêm, thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Nước lá mâm xôi có thể giúp giảm đau nhức khớp do bệnh gút, hỗ trợ tiêu viêm và giảm sưng tấy.
Uống nước lá gì để giảm axit uric: Nước lá tía tô
Lá tía tô có tính kháng viêm, giảm đau, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Nước lá tía tô có thể giúp giảm đau nhức khớp do bệnh gút, hỗ trợ tiêu viêm và giảm sưng tấy.
4. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng nước lá giảm axit uric
Bên cạnh việc biết được uống nước lá gì để giảm axit uric, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chỉ sử dụng các loại nước lá có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, tránh thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn.
- Không nên lạm dụng các loại nước lá, chỉ nên uống với liều lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
- Kết hợp sử dụng nước lá với chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục, tập Gym thường xuyên để kiểm soát axit uric hiệu quả.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại nước lá nào, đặc biệt là người đang dùng thuốc điều trị bệnh gút hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn
- Nếu sau khi uống nước lá, bạn gặp các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… cần ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ.
Kết luận
Uống nước lá gì để giảm axit uric? Câu trả lời không đơn giản chỉ là một loại nước lá cụ thể, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sở thích và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Sử dụng các loại nước lá thiên nhiên có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát axit uric, tuy nhiên cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Phòng tập Unity Fitness để bổ sung thêm nhiều kiến thức cũng như được hướng dẫn thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe hữu ích khác nhé.
Duy nhất hôm nay, Unity Fitness dành tặng 50 thẻ tập cho Hội viên mới siêu ưu đãi chỉ từ 239k/tháng, không giới hạn bộ môn tập luyện và tiện ích. Đăng ký ngay kẻo hết!