Bệnh Gút từng được xem là “bệnh nhà giàu” nhưng đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nắm vững các triệu chứng bệnh Gút chính là cách để phòng ngừa và hạn chế tác hại của căn bệnh liên quan đến viêm khớp này!
Bạn đang đọc: Những triệu chứng bệnh Gút không được xem thường!
Cùng CLB gym Unity Fitness tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Nguyên nhân gây bệnh Gút là gì?
Bệnh Gút (Gout) xuất phát từ việc tạo ra quá nhiều acid uric trong cơ thể, một loại chất thải từ quá trình phân hủy purin, phổ biến trong một số loại thực phẩm.
Thông thường, acid uric sẽ được loại bỏ qua đường thận nhưng khi cơ thể sản xuất quá mức hoặc thận không hoạt động hiệu quả. Điều này khiến acid uric sẽ kết tụ thành tinh thể urat tại các khớp, gây ra tình trạng viêm, sưng đau.
Các triệu chứng bệnh Gút có thể tấn công bất kỳ ai, nhưng lại ưu tiên những đối tượng mang những yếu tố nguy cơ đặc biệt. Trong số đó, giới tính là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Theo tìm hiểu của Unity Fitness, nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, sau khi qua giai đoạn mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh gút ở phụ nữ cũng tăng lên đáng kể.
Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh gút. Nếu có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình từng mắc bệnh, khả năng mắc bệnh gút của bạn cũng sẽ cao hơn so với người không có tiền sử này.
Ngoài ra, chế độ ăn uống là một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các triệu chứng bệnh Gút. Thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, và cả bia rượu khi tiêu hóa sẽ tạo ra nhiều acid uric, làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể urat trong cơ thể.
Béo phì cũng là một trong những yếu tố quan trọng khác tăng nguy cơ mắc bệnh Gút. Sự thừa cân và béo phì không chỉ làm tăng sản xuất purin trong cơ thể, mà còn làm giảm khả năng đào thải acid uric qua thận, gây ra sự tích tụ và tạo ra điều kiện cho sự phát triển của bệnh Gút.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như cao huyết áp, tiểu đường, hay các bệnh liên quan đến thận cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
Cuối cùng phải nói đến tác hại của việc sử dụng nhiều loại thuốc lợi tiểu. Nó làm giảm khả năng đào thải acid uric qua thận, dẫn đến sự tích tụ acid uric trong máu và góp phần vào sự phát triển của bệnh gút.
>> Xem thêm: Tức ngực khó thở nên làm gì?
2. Những triệu chứng bệnh Gút dễ nhận diện
Để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị khoa học, bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng bệnh Gút sau đây:
Đau, viêm các khớp
Như đã phân tích ở trên, bệnh Gút là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể, biểu hiện chính là sự tích tụ của tinh thể acid uric trong các khớp gây ra tình trạng viêm, đau và sưng. Đây là triệu chứng bệnh Gút điển hình và thường rất dễ nhận biết.
Thời điểm này, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội. Nó khởi phát đột ngột vào ban đêm hoặc sáng sớm và hay ảnh hưởng đến một khớp duy nhất, đặc biệt là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối hoặc bàn tay. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và khiến việc cử động khớp trở nên đau đớn, khó khăn.
Các khớp bị sưng, nóng rát
Bên cạnh tác hại của triệu chứng bệnh Gút gây đau đớn, các khớp bị viêm do bệnh gút cũng thường sưng to, nóng rát và đỏ lên. Vùng da quanh khớp sẽ trở nên căng bóng, rất khó chịu khi chạm vào.
Do tình trạng đau và sưng khớp, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại, thậm chí những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng.
Mệt mỏi, chán ăn
Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị các triệu chứng bệnh Gút khác như sốt nhẹ, mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không quá rõ rệt và chỉ xuất hiện ở một số bệnh nhân.
Như vậy trong tình huống xuất hiện các triệu chứng bệnh Gút trên đây thường xuyên, với tần suất cao, bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để nhận kịp thời thăm khám và chẩn đoán bệnh.
3. Làm sao để hạn chế các triệu chứng bệnh Gút?
Để kiểm soát và giảm các tác động từ triệu chứng bệnh Gút, việc thăm khám và duy trì sử dụng thuốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Phần lớn những người bị bệnh gút đều được chỉ định điều trị bằng thuốc.
Đa số các triệu chứng bệnh Gút thường xuất hiện trên các khớp đơn lẻ, tuy nhiên bạn cần phải nhận được sự thăm khám để xác định tình trạng đơn khớp hay đa khớp. Bạn sẽ được sử dụng để giảm đau và viêm ở các vị trí khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.
Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc ức chế sản xuất axit uric hoặc cải thiện chức năng thận để giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự tích tụ và phát triển của tinh thể urat.
Cách giảm triệu chứng bệnh Gút khác chính là thay đổi chế độ ăn uống. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, các loại đậu, và thịt.
Việc không hút thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích cũng được khuyến khích. Đồng thời, tăng cường hoạt động vận động và duy trì cân nặng ở mức cân đối cũng là cách hiệu quả để hạn chế các cơn đau và tình trạng viêm.
Khi cảm thấy xuất hiện một vài triệu chứng bệnh Gút cơ bản, việc chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Hạn chế căng thẳng, stress và thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo rằng bệnh Gút được kiểm soát và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: 27 cách giảm stress hiệu quả nhất
Tổng kết
Nhận biết kịp thời các triệu chứng bệnh Gút không chỉ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả mà còn góp phần làm giảm tác động của nó đến sức khỏe lâu dài. Phòng tập fitness Unity Fitness đề nghị bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, bởi phòng ngừa bệnh mới là cách tốt nhất.
Duy nhất hôm nay, Unity Fitness dành tặng 50 thẻ tập cho Hội viên mới siêu ưu đãi chỉ từ 239k/tháng, không giới hạn bộ môn tập luyện và tiện ích. Đăng ký ngay kẻo hết!