Nhảy dây có to chân không chính là điều mà nhiều chị em cũng như anh em theo đuổi bộ môn này quan tâm. Giải đáp ngay với Unity Fitness!
Bạn đang đọc: Tại sao nhảy dây bắp chân to ra? Nguyên nhân và cách khắc phục cụ thể
Contents
1. Nhảy dây có to chân không?
Vậy đầu tiên chúng ta sẽ cùng xem liệu sự thật là nhảy dây có to chân không hay chỉ là lời đồn đoán.
Nhảy dây là một hình thức tập luyện cardio tốt, giúp tăng cường sức bền và phản xạ.
Nó có thể giúp săn chắc cơ bắp chân nhưng không làm chúng to theo nghĩa cơ bắp phình to như khi bạn tập tạ.
Nếu tập nhảy dây đúng cách, cơ chân của bạn sẽ ngày càng phát triển, săn chắc và mạnh mẽ chứ không phải dạng cơ bắp to lớn và nặng nề.
2. Tại sao nhảy dây bắp chân to ra?
Khi đã biết được nhảy dây có to chân không thì việc tại sao nhảy dây bắp chân to ra cũng là điều nhiều người tập luyện quan tâm.
Bên dưới là một số lý do mà người tập hay mắc phải khiến bắp chân to được Unity Fitness tổng hợp để bạn có thể tham khảo.
2.1. Sai tư thế, kỹ thuật
Nếu muốn biết nhảy dây có bị to chân không thì chắc chắn kỹ thuật và tư thế là điều bạn cần đặt lên hàng đầu.
Nhảy dây sai tư thế có thể khiến cơ bắp bị căng quá mức nên phần bắp chân có thể phát triển không kiểm soát.
Khi bạn thực hiện bài tập này sai kỹ thuật thì có thể làm tăng kích thước cơ vì chúng đòi hỏi cơ bắp phải co cứng liên tục.
Hơn nữa, tư thế và kỹ thuật không đúng thường khiến người tập dựa nhiều vào sức mạnh của bắp chân khi nhảy thay vì sử dụng sức mạnh đến từ cơ đùi và hông.
Điều này tạo ra áp lực lớn lên cơ thể và kích thích cơ bắp ở chân dưới tăng trưởng.
2.2. Chế độ ăn uống không khoa học
Nhảy dây có to chân không cũng sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn chứ không chỉ quá trình tập.
Một chế độ ăn không khoa học, thiếu cân đối giữa năng lượng nạp và năng lượng tiêu hao có thể dẫn đến tích tụ mỡ và tăng trưởng cơ bất thường, bao gồm cả ở bắp chân.
Đặc biệt hơn nữa, nếu tiêu thụ quá nhiều Carbohydrate và chất béo mà không kèm vận động đủ có thể khiến bắp chân to và thô lên.
Hơn thế nữa, nếu không cung cấp đủ Protein sau khi tập luyện thì có thể sẽ làm chậm quá trình phục hồi cơ bắp, khiến cơ bắp phát triển không đồng đều và thô ráp.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên kết hợp một chế độ ăn cân đối, giàu Protein và Vitamin cũng như luyện tập hợp lý.
2.3. Tập luyện gắng sức, thiếu nghỉ ngơi
Nhiều người đang lo lắng rằng nhảy dây giảm cân có bị to bắp chân không thì chắc chắn không nên bỏ qua phần này.
Tập luyện gắng sức mà không phục hồi đúng cách có thể dẫn đến tình trạng phì đại cơ, nghĩa là các sợi cơ phát triển to hơn để đáp ứng nhu cầu của việc tập luyện nặng.
Nhảy dây là bài tập tác động mạnh vào bắp chân và việc lặp đi lặp lại mà không có đủ thời gian nghỉ ngơi sẽ bắt cơ phải thích ứng nên chân sẽ càng to và thô.
Khi cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi cần thiết, quá trình phục hồi cơ không diễn ra hiệu quả nên gây ra tình trạng căng thẳng cho cơ bắp chân.
Điều này không chỉ làm tăng kích thước cơ mà còn có thể tạo điều kiện cho sự tích tụ của mô sợi hóa thay vì tăng cường cơ bắp, khiến chân trở nên to và thô hơn.
Vậy là bạn đã có thể biết được cách xếp lại lịch tập và nghỉ thích hợp hơn để không cần lo lắng là nhảy dây có to chân không nữa.
2.4. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một điều khá quan trọng để tác động vào việc là liệu nhảy dây có to chân không.
Cụ thể, Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hình dáng và kích thước cơ bắp của mỗi người.
Nếu bạn có Gen di truyền xu hướng hình thành cơ bắp lớn, các bài tập luyện như nhảy dây càng làm tăng khả năng phát triển cơ bắp ở phần bắp chân của bạn.
Do đó, khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của bắp chân như nhảy dây, những người này có phản ứng cơ bắp mạnh mẽ hơn nên khiến chân trở nên to và thô hơn người khác.
3. Cách nhảy dây đúng cách để không bị to bắp chân
Nếu bạn vẫn còn lo sợ là nhảy dây có làm to bắp chân không thì những cách nhảy dây đúng cách để không bị to bắp chân dưới đây chính là cứu tinh:
- Tập nhẹ nhàng: Khi nhảy dây, hãy nhấn nhẹ bằng phần mũi chân, hạn chế sử dụng quá nhiều sức mạnh từ bắp chân. Việc này giúp giảm áp lực đặt lên bắp chân và giảm nguy cơ làm tăng kích thước cơ bắp tại vùng này.
- Kỹ thuật nhảy thấp: Giữ cho những cú nhảy của bạn thấp so với mặt đất, tránh nhảy cao. Nhảy thấp giúp giảm sức ép lên bắp chân và giảm cường độ tập trung vào cơ bắp chân.
- Đa dạng hoá bài tập: Kết hợp nhảy dây với các bài tập khác như Yoga, Pilates hoặc bài tập kháng lực khác mà ít tác động lên bắp chân. Điều này giúp bạn cân bằng được sự phát triển cơ bắp đồng thời giảm bớt độ tập trung vào bắp chân khi chỉ nhảy dây.
Khi bám sát những tip trên, bạn có thể sẽ không cần đau đầu là nhảy dây có to chân không khi tập bài này nữa.
Chúng sẽ hỗ trợ giữ cho chân có hình dáng thon gọn và khoẻ mạnh mà không quá to hay thô.
4. Nhảy dây bị đau bắp chân thì xử lý thế nào?
Bên cạnh việc nhảy dây chân có to không thì vấn đề nhảy dây bị đau bắp chân cũng diễn ra ở khá nhiều người.
Khi bạn nhảy dây và cảm thấy đau ở bắp chân thì đó có thể là dấu hiệu của việc cơ thể chưa quen với bài tập hoặc bạn đã tập luyện quá sức.
Để xử lý tình trạng này, bạn có thể thử những cách sau đây:
- Nghỉ ngơi và phục hồi: Quan trọng nhất là hãy cho bắp chân của bạn thời gian nghỉ ngơi đủ để hồi phục. Tránh làm bất cứ điều gì khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh: Sử dụng bộ chườm lạnh hoặc túi đá để chườm lên vùng bắp chân bị đau trong khoảng 15-20 phút mỗi lần. Việc này giúp giảm viêm và giảm đau.
- Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ cho bắp chân giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cơn đau. Bạn cũng có thể sử dụng con lăn Foam để Massage và thả lỏng cơ bắp.
- Duỗi cơ: Thực hiện các động tác duỗi nhẹ nhàng dành cho bắp chân như động tác duỗi gân Achilles và cơ đùi sau để giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Tập đúng kỹ thuật: Khi quay trở lại tập luyện, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện với kỹ thuật chính xác, sử dụng dây nhảy phù hợp với chiều cao của bạn và mặt sàn có độ đàn hồi tốt để giảm áp lực lên bắp chân và toàn bộ cơ thể.
- Chọn giày phù hợp: Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đôi giày chạy bộ hoặc giày thể thao có độ hỗ trợ tốt, độ đệm và đàn hồi phù hợp để giảm thiểu tác động lên bắp chân.
Nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm sau khi áp dụng những biện pháp trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.
Hy vọng là bài viết ở trên cũng giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc là nhảy dây có to chân không.
Chúc bạn luôn nhảy dây hiệu quả, an toàn và sớm đạt được một thân hình mà mình mong muốn.
Đừng quên liên tục theo dõi các nội dung mà Unity Fitness đăng tải để cập nhật những gì mới nhất về Gym, sức khoẻ, giảm cân,…